, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 26/05/2022, 10:16

Thanh Hóa "đẩy" cây gai xanh nguyên liệu lên 6.500ha

TUỆ MINH
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành văn bản về việc tập trung chỉ đạo phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, diện tích trồng cây gai xanh nguyên liệu đến năm 2025 phải đạt 6.457ha.
Trồng cây gai xanh là hướng đi thoát nghèo của nhiều địa phương vùng cao tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa vốn rất chú trọng phát triển cây gai xanh. Thời gian qua, cả tỉnh luôn tập trung thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh phát triển vùng cây gai xanh nguyên liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, giải quyết lao động việc làm, góp phần cải tạo đất đai và bảo vệ môi trường… 

Tuy nhiên sau 4 năm thực hiện, bên cạnh kết quả đạt được, việc phát triển cây gai xanh nguyên liệu vẫn còn một số hạn chế. 

Tính đến nay, diện tích cây gai xanh còn thấp, chỉ phát triển được 670ha. Con số này chỉ đạt 10% quy hoạch đến năm 2025, mới đáp ứng được 15 - 20% nhu cầu nguyên liệu của nhà máy. Diện tích cũng còn manh múng, nhỏ lẻ, chưa hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn, tập trung.

Ở một số huyện, công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn đang còn hạn chế. Công tác phối hợp giữa Công ty CP Tập đoàn An Phước - Viramie với các địa phương chưa được chặt chẽ…

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém tồn tại, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh có liên quan và lãnh đạo UBND các huyện thuộc quy hoạch vùng nguyên liệu cây gai xanh tổ chức thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh.

Theo đó, tỉnh phấn đấu phát triển diện tích trồng cây gai xanh nguyên liệu đến năm 2025 đạt 6.457ha, nâng cao đời sống và thu nhập cho bà con nông dân, nhất là khu vực miền núi. Đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy dệt sợi An Phước tại huyện Cẩm Thủy, góp phần đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Chủ tịch UBND các huyện trong vùng nguyên liệu quy hoạch cây gai xanh cần phân công cán bộ chuyên môn, lãnh đạo huyện phụ trách cụ thể từng địa bàn để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc trồng mới cây gai xanh nhằm mở rộng diện tích trồng gai xanh năm 2022 đạt 1.000ha trở lên. Các huyên cũng khẩn trương rà soát, xác định quy mô, phạm vi, quỹ đất có thể chuyển đổi sang trồng cây gai xanh nguyên liệu theo hướng dẫn của Sở NN&PTNT.

Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phát triển diện tích cây gai xanh tại các huyện. Đồng thời tổng hợp, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong phát triển quy hoạch cây gai xanh.

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan, UBND các huyện vùng nguyên liệu và Công ty CP Nông nghiệp An Phước để tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ đảm bảo quy định. 

Cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở NN&PTNT, UBND các huyện và Công ty CP Nông nghiệp An Phước nhằm triển khai tốt các chương trình, hoạt động liên quan như: ban hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế cây gai nguyên liệu; mời các hộ dân, cán bộ địa phương thăm quan học tập các mô hình trồng gai xanh; tổ chức Hội nghị, tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền về hiệu quả kinh tế cây gai xanh…

Đối với Công ty CP Tập đoàn An Phước - Viramie, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng Công ty cần tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, cơ chế chính sách của tỉnh, của huyện và nhà máy trong phát triển diện tích cây gai xanh nguyên liệu. 

Song song đó, Công ty cần áp dụng kỹ thuật, khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất và chế biến, nhất là cơ giới hóa khâu thu hoạch và tước vỏ; cung cấp kịp thời giống gai đảm bảo chất lượng để phục vụ sản xuất; có cơ chế thu mua, thanh toán cho nông dân đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả.

Là một trong những địa phương trồng cây gai xanh lớn của tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, huyện Cẩm Thủy đã trồng mới được trên 130ha cây gai xanh và trên 70ha cây gai lưu gốc. Theo các hộ nông dân ở huyện Cẩm Thủy, cây gai xanh dễ trồng, đầu tư một lần cho thu hoạch trong vòng 10 năm, mỗi năm cho thu hoạch 4 đến 5 lứa, năng suất đạt từ 20 đến 25 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, cây gai xanh cho thu nhập bình quân 80 - 100 triệu đồng/ha/năm, cao hơn rất nhiều so với trồng các loại cây trồng truyền thống khác.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đây là sản phẩm thứ 156 ở Thái Lan và là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Ang Thong được gắn GI, đánh dấu việc hoàn thành dự án “Mỗi tỉnh một sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý” của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất