, //, :: GTM+7
Thứ Năm, 16/02/2023, 09:33

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhanh chóng tái thiết sau động đất, Syria nhọc nhằn tiếp cận viện trợ

LÊ KIÊN
(Theo Reuters)
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, họ sẽ phá hủy các tòa nhà bị hư hại nặng nề sau trận động đất và nỗ lực sớm tái thiết lại cơ sở hạ tầng khi hàng nghìn gia đình đang phải vật lộn để tồn tại giữa đống đổ nát trong điều kiện lạnh giá của mùa đông. Trong khi đó Syria lại đang nhọc nhằn tiếp cận nguồn viện trợ.
Hình ảnh đổ nát sau trận động đất khiến hàng chục nghìn người chết ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 9/2/2023. (Ảnh: Reuters/Emilie Madi).

Lực lượng cứu hộ quốc tế đã đến Thổ Nhĩ Kỳ để cứu giúp những nạn nhân mắc kẹt trong đống đổ nát và thu dọn hiện trường ngổn ngang sau trận động đất kinh hoàng xảy ra vào ngày 6/2 tuần trước. 

Trong khi đó tại Syria, ở vùng tây bắc do phe đối lập kiểm soát vốn đã hứng chịu hơn một thập kỷ bị bắn phá, nay trận động đất lại khiến nhiều người phải tự chống chọi với muôn vàn khó khăn giữa đống đổ nát do vấn đề viện trợ bị chậm lại bởi chính sách hỗ trợ nhân đạo phức tạp.

Tổng số người chết ở hai quốc gia ước tính đã tăng lên hơn 41.000 người và hàng triệu người khác đang cần viện trợ nhân đạo. Những người may mắn sống sót bị mất nhà cửa và đang phải vật lộn với điều kiện nhiệt độ lạnh buốt bên ngoài. 

Người dân đang gom nhặt các bản kinh Koran và Phúc âm từ đống đổ nát sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/2/2023. (Ảnh: Reuters/Suhaib Salem).

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tại tỉnh Hatay phía nam đất nước, một nửa số tòa nhà đã bị sập, bị hư hại nặng và cần phải phá dỡ gấp để tái thiết. "Chúng tôi sẽ nhanh chóng phá hủy những gì cần phá và xây dựng lại những ngôi nhà an toàn", Bộ trưởng Môi trường và Đô thị Murat Kurum chia sẻ trên Twitter.

Phát biểu trong cuộc họp báo ở Malatya - cách tâm chấn của trận động đất khoảng 160 km, Bộ trưởng Du lịch Nuri Ersoy cho biết, chính phủ sẽ khuyến khích người dân trở về nhà để ổn định lại cuộc sống bình thường trong điều kiện cơ quan chức năng khảo sát nơi ở của họ vẫn an toàn.

Lực lượng tìm kiếm và cứu hộ làm việc trên một tòa nhà bị sập, sau trận động đất ở Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/2/2023. (Ảnh: Reuters/Thaier Al-Sudani).

Syria nhọc nhằn tiếp cận nguồn viện trợ

Bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ là đất nước Syria, các nỗ lực cứu trợ tới đây bị cản trở bởi cuộc nội chiến đã chia cắt đất nước và chia rẽ các cường quốc khu vực cũng như trên toàn cầu.

Mặc dù chỉ có một cửa khẩu biên giới duy nhất từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Syria được mở sau trận động đất, tuy nhiên Liên Hợp Quốc vẫn không thể gửi được viện trợ trong nhiều ngày, viện dẫn các vấn đề hậu cần.

Theo Liên Hợp Quốc và cơ quan chức năng chính phủ, các khu vực của tỉnh Idlib và Aleppo lân cận do phiến quân Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn nắm giữ đã phải hứng chịu phần lớn thương vong trong trận động đất ở Syria (có hơn 4.400 người trong tổng số hơn 5.800 người thiệt mạng). 

Một người đàn ông cầm khẩu phần thức ăn mà anh tìm thấy trong đống đổ nát của các tòa nhà ở thị trấn Harem do quân nổi dậy chiếm giữ, thuộc tỉnh Idlib, Syria, ngày 14/2/2023. (Ảnh: Reuters/Emilie Madi).

Ngày 14/2 - tám ngày sau khi xảy ra trận động đất, cửa khẩu biên giới thứ 2 đã được mở sau khi Tổng thống Bashar al Assad đồng ý để vận chuyển hàng viện trợ tới Syria, điều này đánh dấu một sự thay đổi đối với Damascus vốn từ lâu đã phản đối việc chuyển hàng viện trợ xuyên biên giới đến vùng đất của phe nổi dậy. 

Mặc dù cho phép vận chuyển hàng viện trợ, tuy nhiên các thiết bị máy móc hạng nặng không cho phép. Trong khi lực lượng cứu hộ cho rằng, cần phải di chuyển đống đổ nát nhanh hơn và điều đó có thể giúp ích cho việc sớm tái thiết lại cuộc sống. Nhiều sinh mạng ở Syria có thể đã được cứu nếu thế giới bên ngoài có thể tiếp cận và hành động nhanh hơn.

"Điều gì đã xảy ra với chúng tôi, đây là lần đầu tiên trên thế giới có trường hợp như vậy. Một trận động đất lớn xảy ra nhưng cộng đồng quốc tế cũng như Liên Hợp Quốc không thể giúp đỡ" - Raed Saleh, người đứng đầu lực lượng cứu hộ của tổ chức “White Helmets” (tạm dịch: Những Chiếc Mũ Bảo Hộ Màu Trắng) hoạt động trong phe đối lập cho biết. 

Nhân viên y tế đang khám cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi trận động đất bên trong một phòng khám di động ở thị trấn Jandaris do quân nổi dậy kiểm soát, Syria ngày 14/2/2023. (Ảnh: Reuters/Mahmoud Hassano).

Anh Walid Ibrahim ở thành phố Idlib – người nhà nạn nhân trong trận động đất chia sẻ, gia đình anh đã mất hơn hai chục thành viên, trong số đó có anh trai, em họ và tất cả con cái người thân trong nhà.

Chúng tôi đã lật hết tảng đá này đến tảng đá khác nhưng không tìm thấy gì bên dưới. Mọi người ở dưới lớp bê tông la hét “Đưa chúng tôi ra! Đưa chúng tôi ra!”, tuy nhiên chúng tôi không thể làm gì với hai bàn tay trắng. Bàn tay của người thôi không đủ", Walid Ibrahim nghẹn ngào nói. 

Xa hơn về phía bắc tại thị trấn Jandaris, lực lượng cứu hộ cho biết, họ không tìm thấy ai còn sống dưới đống đổ nát kể từ ngày 9/2, tuy nhiên lực lượng cứu hộ vẫn không ngừng tìm kiếm với tia hi vọng nhỏ. Người dân sống quanh khu vực khẳng định, vẫn còn nhiều người mắc kẹt bên dưới đống đổ nát.

Một số hình ảnh tại hiện trường sau trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria:

Người dân phải sơ tán nhận viện trợ lương thực sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/2/2023. (Ảnh: Reuters/Suhaib Salem).
Hình ảnh những chiếc giường bên trong chiếc phà được biến thành cơ sở chăm sóc sức khỏe tạm thời cho các nạn nhân của trận động đất ở Iskenderun, tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 15/2/2023.  (Ảnh: Reuters/Eloisa Loperesz).
Một người đàn ông ngồi trên đống đổ nát của ngôi nhà nơi người thân của anh từng sống sau trận động đất ở thị trấn Harem do quân nổi dậy chiếm giữ, thuộc tỉnh Idlib, Syria, ngày 14/2/2023. (Ảnh: Reuters/Emilie Madi).
Bà Fatma Gungor, 77 tuổi, một người sống sót được giải cứu sau khi bị mắc kẹt dưới đống đổ nát trong 212 giờ ở Adiyaman, được chăm sóc y tế khi bà được chuyển đến bệnh viện thành phố Mersin, sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 15/2/2023. (Ảnh: Reuters/Maxim Shemetov).
Một người đàn ông sưởi ấm bên đống lửa sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/2/2023. (Ảnh: Reuters/Nir Elias).
Những người phải sơ tán nhận viện trợ lương thực sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/2/2023. (Ảnh:  Reuters/Suhaib Salem).
Những người phải sơ tán nhận viện trợ lương thực sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/2/2023. (Ảnh:  Reuters/Suhaib Salem).
Một người đàn ông ngồi trên đống đổ nát, sau hậu quả của trận động đất chết người ở thị trấn Harem do quân nổi dậy chiếm giữ, ở tỉnh Idlib, Syria, ngày 14/2/2023. (Ảnh: Reuters/Emilie Madi).
Những người mất nhà và các thành viên trong gia đình sưởi ấm bên đống lửa sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/2/2023. (Ảnh: Reuters/Nir Elias).
Hiện trạng một con phố bị hư hại do trận động đất tại thị trấn Harem do quân nổi dậy chiếm giữ, thuộc tỉnh Idlib, Syria, ngày 14/2/2023. (Ảnh: Reuters/Emilie Madi).
Một cậu bé người Syria ngồi trên giường bệnh và nắm tay mẹ tại Bệnh viện Bab Al-Hawa, sau khi bị thương trong trận động đất ở thị trấn Harem do phiến quân kiểm soát, thuộc tỉnh Idlib, Syria, ngày 14/2/2023. (Ảnh: Reuters/Emilie Madi).
Người dân đi qua một con phố bị hư hại do trận động đất ở thị trấn Harem do quân nổi dậy chiếm giữ, ở tỉnh Idlib, Syria, ngày 14/2/2023. (Ảnh: Reuters/Emilie Madi)l
Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm






Đây là sản phẩm thứ 156 ở Thái Lan và là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Ang Thong được gắn GI, đánh dấu việc hoàn thành dự án “Mỗi tỉnh một sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý” của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan.
Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất