, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 04/07/2022, 14:06

Xuất khẩu nông sản nửa đầu năm 2022 của Đắk Lắk đạt gần 20.000 tỷ đồng

TUẤN LONG
(vov.vn)
Dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid – 19, nhưng  xuất khẩu các mặt hàng nông sản ở tỉnh Đắk Lắk trong nửa đầu năm 2022 vẫn tăng trưởng ấn tượng, đạt gần 20.000 tỷ đồng (tương đương với 845 triệu USD), tăng 60% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, trong 6 tháng qua kim ngạch xuất khẩu của Đắk Lắk đạt gần 20.000 tỷ đồng (tương đương 845 triệu USD); trong đó mặt hàng cà phê vẫn là ngành chủ lực khi mang về nguồn thu lớn với 13.000 tỷ đồng (tương đương với 525 triệu USD), chiếm 70% doanh thu; tiếp đến là cao su với trên 4.200 tỷ đồng (tương đương 180 triệu USD); hồ tiêu đứng thứ 3 với 2.100 tỷ đồng (tương đương 90 triệu USD), còn lại là các mặt hàng nông sản khác như mật ong, gạo, trái cây, rau củ quả….

Cà phê vẫn là mặt hàng chủ lực mang lại nguồn thu cho Đắk Lắk với 13.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022.
Cà phê vẫn là mặt hàng chủ lực mang lại nguồn thu cho Đắk Lắk với 13.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2022.

Ông Huỳnh Ngọc Dương – Phó giám đốc Sở Công Thương Đắk Lắk cho biết, việc các Hiệp định thương mại như EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU), CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), RTA (Hiệp định thương mại khu vực Asean)… có hiệu lực cũng đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng có thể tiếp cận được các thị trường lớn như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, khối các nước Đông Nam Á…    

Các doanh nghiệp xuất khẩu ở Đắk Lắk đẩy mạnh chế biến sâu mặt hàng trái cây để xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu ở Đắk Lắk đẩy mạnh chế biến sâu mặt hàng trái cây để xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Theo ông Dương: “Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, chúng tôi phối hợp với tham tán thương mại ở các nước, lấy thông tin thị trường cung cấp lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu để họ nắm bắt.

Đặc biệt trong quý III sắp đến, nhiều mặt hàng trái cây ở tỉnh bước vào thu hoạch, chúng tôi phối hợp với Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), các sở Công Thương các tỉnh biên giới phía Bắc để nắm bắt thông tin tình hình biên mậu để cung cấp cho các doanh nghiệp, các huyện, thành phố để trên cơ sở đó chủ động nguồn hàng, tránh tình trạng đưa hàng ồ ạt gây ùn ứ, thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như người sản xuất nông sản”.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất