, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 12/05/2023, 15:50

Cần áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng lợi thế ngành hàng thủy sản

PHƯƠNG ĐẶNG
Đây là phát biểu của ông Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tại Hội thảo Hướng tới sự phát triển bền vững của ngành thủy sản được tổ chức tại TP.HCM vào sáng nay, ngày 12/5/2023.
Ông Nguyễn Quốc Toản phát biểu tại hội thảo.

Năm 2022 là năm Việt Nam ghi nhận mức tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục với gần 45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu thủy sản cũng đánh dấu mức cao nhất từ trước đến nay với 11 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021 (8,89 tỷ USD), tăng 22,2% so kế hoạch (9,0 tỷ USD).

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, tuy đã đạt thành tựu rực rỡ trong năm 2022 nhưng ngành nông lâm thủy sản nói chung và ngành thủy sản nói riêng không thể ngủ quên trên chiến thắng khi tình hình thị trường nông sản trong thời gian tới là rất khó khăn.

Một số khó khăn có thể kể đến như xu hướng các rào cản kỹ thuật và bảo hộ gia tăng, xung đột thương mại tiếp diễn phức tạp, tác động của khoa học công nghệ ngày càng mạnh đến sự phát triển của kinh tế thế giới. Đối với Việt Nam, chúng ta còn có những thách thức như đáp ứng các quy tắc về xuất xứ hàng hóa; áp dụng các ưu đãi từ FTAs (đến nay các doanh nghiệp chỉ mới tận dụng được 30% ưu đãi từ các hiệp định tự do thương mại); chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ...; Khó khăn còn đến từ nguồn nguyên liệu không ổn định, giá thành sản xuất cao...

4 tháng đầu năm 2023, tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản không còn sáng sủa như năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 4 tháng đạt 15,66 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu tôm và cá tra đều giảm đáng kể.

Hình minh họa.

Tuy vậy, theo ý kiến của ông Nguyễn Quốc Toản, những tháng đầu năm luôn là giai đoạn khó khăn nhất và cho rằng sẽ có những thay đổi tích cực trong những tháng tới, khi các tác động của chính sách bắt đầu ngấm vào doanh nghiệp.

Ông Toản cũng nhấn mạnh, một trong những giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển là thực hiện chủ trương chung giảm khai thác, tránh tối đa thẻ vàng từ các hoạt động khai thác; đồng thời tăng cường nuôi trồng theo hướng bền vững, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và máy móc vào nuôi trồng thủy sản để tiếp cận tốt nhất với đặc thù nuôi trồng của Việt Nam, từ đó giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh, tăng lợi thế ngành hàng.

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Quốc Toản, ông Khương Minh Minh – Tổng Giám đốc mảng thiết bị thủy sản của Công ty FAMSUN (cung cấp thiết bị máy móc sản xuất chế biến, thiết bị trang trại ngành nông nghiệp) cho biết xu hướng tiêu dùng ở Trung Quốc đang dịch chuyển dần sang các loại thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao với mức giá hợp lý. Để giảm được giá thành sản phẩm khi đến tay người dùng, cần áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại ngay từ khâu chăn nuôi cho tới chế biến và phân phối sản phẩm nhằm tăng năng suất sản lượng và chất lượng hàng hóa.

Ông Khương Minh Minh phát biểu tại hội thảo.

Tại buổi hội thảo, các diễn giả cũng cung cấp cho khách mời là các công ty hoạt động trong ngành thủy sản thêm nhiều thông tin về xu hướng nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức săn thủy sản cũng như cách quản lý hiệu quả giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho nhà máy sản xuất.

Tags

Bình luận

Xem nhiều


Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).

Anh Hoàng Vân là một trong những người tiên phong trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ cho cá tại Việt Nam. Hơn 10 năm nay, anh thực hiện cắt mí mắt, cắt môi, sửa vảy, mang... cho hàng trăm con cá rồng. Thu nhập mỗi tháng lên đến chục triệu đồng.


Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1




Khô hạn kéo dài, vuông tôm thiếu nước, độ mặn tăng cao khiến tôm chậm lớn, chết nhiều. Người nuôi tôm ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang đối diện với vụ tôm thua lỗ nặng từ trước đến nay.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất