, //, :: GTM+7
Thứ Hai, 06/11/2023, 16:44

Indonesia thúc đẩy chế biến nhiên liệu từ rong biển

LÊ KIÊN
(theo CNA)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây cho biết, chính phủ nước này sẽ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến rong biển trong nước, bao gồm cả sản xuất nhiên liệu.
Một nông dân trồng và thu hoạch rong biển tại Bãi biển Nusa trên đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia năm 2021. (Ảnh tư liệu minh họa: AFP/Sonny Tumbelaka).

Phát biểu tại một hội nghị kinh doanh với tư cách là chủ tịch, Tổng thống Joko Widodo cho biết, ông sẽ áp dụng chính sách “downstream” lên các mặt hàng khác sau khi thực hiện thành công chính sách này đối với tài nguyên khoáng sản. 

Năm 2022, Indonesia đã cấm xuất khẩu quặng Niken để ưu tiên cho việc chế biến trong nước, điều này đã thu hút hàng tỷ USD đầu tư vào các nhà máy luyện kim để sản xuất kim loại và các cơ sở chiết xuất nguyên liệu dùng trong pin xe điện.

Tổng thống Widodo cho biết, chính sách “downstream” cũng sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp như rong biển. 

“Không chỉ dùng cho dược phẩm và mỹ phẩm, rong biển còn có thể được sử dụng để sản xuất ethanol sinh học”. – ông Widodo nói. 

Hiện nay, quốc gia vạn đảo được biết đến là nhà sản xuất rong biển lớn thứ 2 trên thế giới. Theo ông Widodo, sản lượng rong biển của Indonesia năm 2023 ước đạt khoảng 10,2 triệu tấn và hầu hết đều được xuất khẩu ở dạng thô.

Ethanol sinh học thường được sản xuất từ đường Molasses, tuy nhiên đối với một số loại rong biển chúng có thể được sử dụng làm nguyên liệu thay thế để sản xuất nhiên liệu tái tạo. 

Indonesia hiện đang tìm cách tăng công suất sản xuất ethanol sinh học bởi nước này lên mục tiêu mở rộng tỷ lệ nhiên liệu tái tạo trong mức tiêu thụ năng lượng chung. Điều này bắt buộc phải sử dụng dầu diesel sinh học B35 (hỗn hợp chứa 35% nhiên liệu làm từ dầu cọ), tuy nhiên không bắt buộc sử dụng hỗn hợp ethanol sinh học trong xăng do nguồn cung đường hạn chế. 

Được biết, hiện các nhà chức trách Indonesia cũng đang đề xuất sử dụng sắn như một nguồn nguyên liệu sinh học tiềm năng để sản xuất nhiên liệu.

Chính sách Downstream là một loại chính sách kinh tế được áp dụng trong ngành công nghiệp hoặc thị trường để quản lý hoặc kiểm soát các phần tử hoặc hoạt động ở phần cuối của chuỗi cung ứng. Điều này thường bao gồm các quy định hoặc hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh, tiêu dùng hoặc phân phối sản phẩm và dịch vụ tại giai đoạn tiếp xúc cuối cùng với người tiêu dùng hoặc thị trường cuối cùng. Chính sách Downstream có thể được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, quản lý cạnh tranh, hoặc đảm bảo tính công bằng trong thị trường.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm





Một trận mưa xối xả, ào ạt khiến không gian ở quê trở nên mát lành hơn bao giờ hết.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất