, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 08/02/2022, 18:45

Nông nghiệp tự tin đạt kim ngạch xuất khẩu 50 tỷ USD

MINH PHÚC
(nongnghiep.vn)
"Tôi tự tin hơn rằng trong năm 2022, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sẽ đạt và vượt 50 tỷ USD", Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ.
Ngày 8/2, Bộ NN-PTNT đã tổ chức cuộc họp triển khai nhiệm vụ Quý 1 năm 2022. Ảnh: Minh Phúc.
Ngày 8/2, Bộ NN-PTNT đã tổ chức cuộc họp triển khai nhiệm vụ Quý 1 năm 2022. Ảnh: Minh Phúc.

Hành động nhanh, kết quả thật

Ngày 8/2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp giao ban triển khai nhiệm vụ Quý 1 năm 2021 của Bộ NN-PTNT.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, năm nay thời tiết và nguồn nước rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tại ĐBSCL, hạn hán, xâm nhập mặn không ảnh hưởng lớn, vụ đông xuân sớm đã thu hoạch được xấp xỉ 400.000 ha, đạt năng suất cao.

Đến nay, khu vực Bắc Trung bộ đã cơ bản gieo cấy xong vụ đông xuân, chỉ còn 30.000 ha chưa xuống giống. Còn tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, công tác lấy nước đổ ải đạt tiến độ tốt. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Cục Trồng trọt chỉ đạo các địa phương tập trung gieo cấy dứt điểm và hoàn thành trong tháng 2.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh. Ảnh: Minh Phúc.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh. Ảnh: Minh Phúc.

Với lĩnh vực lâm nghiệp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá đây là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu. Năm 2021, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt xấp xỉ 16 tỷ USD và năm nay sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa. Bởi chúng ta có thị trường mênh mông, các doanh nghiệp đang rất hứng khởi.

Thời gian tới, Bộ NN-PTNT cần tổ chức hội nghị về quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Bởi nếu không có vùng nguyên liệu, sẽ rất khó tăng dư địa xuất khẩu, vì càng ngày thị trường quốc tế càng yêu cầu minh bạch nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu gỗ.

Về vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng và hoàn thành Đề án trong tháng 2 để trình Chính phủ. Bên cạnh đó, trên tinh thần “hành động nhanh và kết quả thật”, cần rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các quy định nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp, tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Minh Phúc.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Minh Phúc.

Bên cạnh đó, cần tính toán về việc vận động quỹ học bổng cho sinh viên theo từng lĩnh vực và đặt hàng đào tạo một số khối ngành đào tạo khó cho các trường. “Nếu làm được việc này, Bộ NN-PTNT sẽ là đơn vị tiên phong ở góc độ tư duy mở, hành động nhanh và kết quả thật”.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, theo kế hoạch, Bộ NN-PTNT được phân bổ 300 tỷ đồng để triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số. Tuy chưa đánh giá được giá trị gia tăng của chương trình chuyển đổi số trong nông nghiệp, nhưng trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh Covid-19, chúng ta đã đẩy mạnh thương mại điện tử và giải quyết khó khăn trong tiêu thụ nông sản cho nông dân, doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Minh Phúc.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Minh Phúc.

“Thời gian tới, lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt cần tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, vì đây là hai lĩnh vực có quan hệ mật thiết đến sinh kế của đông đảo hộ nông dân”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Không đánh cược vào sự may rủi thị trường

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ: “Vừa qua, tôi gặp gỡ nhiều doanh nghiệp, bà con nông dân ở ĐBSCL và thấy rằng xung lực hay khả năng phục hồi của doanh nghiệp sau đại dịch Covid-19 rất nhanh. Nhiều nông sản, trái cây như thanh long, mít, xoài... được mùa, được giá. Do đó, tôi tự tin hơn rằng trong năm 2022, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của nước ta sẽ đạt và vượt 50 tỷ USD".

Tuy nhiên, “tư lệnh” ngành nông nghiệp lưu ý, chúng ta không thể đánh cược trên sự may rủi thị trường mà phấn đấu để làm chủ được thị trường ở chừng mực nào đó. Khi đã mở cửa được thị trường thì phải thực hiện hành động kép là xây dựng và chuẩn hoá vùng nguyên liệu.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Minh Phúc.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Minh Phúc.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, ngày 28/1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó kết tinh nhiều giá trị, với những quan điểm tiếp cận mới nhằm giải quyết những vấn đề nội tại của ngành nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo phát triển bền vững trong từng giai đoạn.

Bởi vậy, Bộ trưởng yêu cầu các đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và cơ quan liên quan phải đẩy mạnh tuyên truyền để đưa được những tư tưởng mới của chiến lược này đến các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và hàng triệu hộ nông dân.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Văn phòng Bộ NN-PTNT phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu về Giải thưởng Quốc gia nhằm tôn vinh các mô hình nông nghiệp mới có tính chất lan toả, tích hợp giá trị, nông nghiệp sinh thái; các hệ sinh thái thương mại điện tử, sản phẩm OCOP mang tính cộng đồng, làng thông minh, làng hạnh phúc... để khuyến khích các điển hình trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tags

Bình luận

Xem nhiều





Nổi bật

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).
Được quan tâm





Đây là sản phẩm thứ 156 ở Thái Lan và là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Ang Thong được gắn GI, đánh dấu việc hoàn thành dự án “Mỗi tỉnh một sản phẩm đạt chỉ dẫn địa lý” của Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất