, //, :: GTM+7
Thứ Sáu, 28/07/2023, 11:00

Những lý do khiến nhiều người ngại mua hàng trực tuyến

NGUYỄN CẨM
(phunuonline.com.vn)
Theo báo cáo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2023 vừa được Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và kinh tế số (Bộ Công thương) công bố, người tiêu dùng đưa ra khá nhiều lý do về việc ngại mua hàng trực tuyến.

 

Có nhiều lý do khiến người tiêu dùng ngại mua hàng qua thương mại điện tử (Nguồn: Cục TMDT và Kinh tế số)
Những lý do khiến nhiều người ngại mua hàng trực tuyến

Cụ thể, có đến 68% người tiêu dùng (NTD) tham gia khảo sát nói rằng chất lượng hàng hóa, dịch vụ kém so với quảng cáo; 38% NTD chỉ ra giá sản phẩm cao hơn so với mua trực tiếp và không rõ ràng; 31% NTD nói chi phí vận chuyển cao và 35% NTD lo ngại thông tin cá nhân bị lộ.

19% NTD cho rằng chất lượng dịch vụ vận chuyển, giao hàng kém; chăm sóc khách hàng kém (23%); đặt hàng trực tuyến rắc rối (23%); website/ứng dụng không chuyên nghiệp (13%); thanh toán phức tạp (10%).

Đáng lưu ý, có đến 41% NTD được khảo sát cho biết họ không tin tưởng đơn vị bán hàng. 38% NTD đánh giá hàng hóa, dịch vụ không phong phú và 33% NTD cho rằng mua hàng trên mạng khó kiểm định chất lượng hàng hóa; 30% NTD cho biết họ thấy mua hàng tại cửa hàng thuận tiện hơn. Ngoài ra, 6% - 29% NTD cho hay sợ lộ thông tin cá nhân cũng như không có các loại thẻ thanh toán và chưa có kinh nghiệm mua bán trên mạng.

Gần 40% người tiêu dùng được khảo sát cho rằng mua nông sản tại cửa hàng thuận tiện hơn - Ảnh: Nguyễn Cẩm
Những lý do khiến nhiều người ngại mua hàng trực tuyến

Khảo sát cũng đánh giá tình hình tiêu thụ nông sản qua TMĐT. Theo đó, có đến 59% NTD chưa mua nông sản qua sàn TMĐT, chỉ khoảng 37% NTD đã từng mua nông sản qua kênh này. Lý do chính là nhiều NTD thấy mua nông sản tại cửa hàng thuận tiện hơn (39%); 38% NTD cho rằng khó kiểm định chất lượng nông sản bán qua sàn TMĐT. Bên cạnh đó có nhiều người e ngại về cách đặt hàng, thanh toán, vận chuyển...

Theo đánh giá của Cục TMĐT và kinh tế số, ước tính số lượng NTD mua sắm trực tuyến năm 2023 là khoảng 59 - 62 triệu người, cao hơn năm 2022 57 triệu người. Năm 2023, giá trị mua sắm trực tuyến của một người ước tính khoảng 300 - 320 USD, tăng 12 - 32 USD so với năm 2022. Loại hàng hóa được mua trên mạng nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (76%), đồ dùng gia đình (67%). Có 77% người dùng internet tham gia trải nghiệm hoạt động mua sắm kết hợp giải trí như livestream, game tương tác. Đặc biệt, có đến 70% người dùng ưu tiên mua hàng hóa dịch vụ được người nổi tiếng trên mạng (KOLs) giới thiệu.

“Trong khu vực Đông Nam Á, quy mô nền kinh tế internet Việt Nam năm 2022 đạt 23 tỉ USD, xếp thứ ba sau Thái Lan với 35 tỉ USD, Indonesia 77 tỉ USD. Dự báo, năm 2025, kinh tế internet Việt Nam đạt 49 tỉ USD, Thái Lan 53 tỉ USD và Indonesia 130 tỉ USD. Về doanh thu thị trường TMĐT bán lẻ (B2C), dự báo năm 2023 Việt Nam đạt 20,5 tỉ USD, tăng 4,1 tỉ USD so với năm 2022” - Cục TMĐT và kinh tế số nhận định.

Tags

Bình luận

Xem nhiều



Anh Hoàng Vân là một trong những người tiên phong trào lưu phẫu thuật thẩm mỹ cho cá tại Việt Nam. Hơn 10 năm nay, anh thực hiện cắt mí mắt, cắt môi, sửa vảy, mang... cho hàng trăm con cá rồng. Thu nhập mỗi tháng lên đến chục triệu đồng.

Ngày 26/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM chạy thử nghiệm toàn tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Tham gia buổi chạy thử nghiệm có lãnh đạo Thành phố và Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM, đặc biệt là cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Đây là hoạt động ý nghĩa mừng các ngày lễ lớn thống nhất đất nước (30/4), ngày quốc tế lao động (1/5) và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5).

Nổi bật

Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) với khoảng 1/3 trên tổng số 1.700 doanh nghiệp đã có doanh thu từ TMĐT. Nhưng con số 1/3 trên là quá ít trong xu hướng hiện nay, nhất là khi Trung Quốc ồ ạt xây dựng tổng kho TMĐT sát biên giới với Việt Nam.
Được quan tâm






Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất